phòng khám thú y huyện xuân trường
Hôm nay, ngày 26/11/2024 Phòng khám thú y xuân trường- Phòng khám thú y ở Xuân trường- SĐT: 084.834.6868 - Đ/c: Tổ 10 - Thị trấn Xuân trường- Xuân Trường- Nam Định Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu
Tin tức
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 28.067
Tổng số Thành viên: 0
Số người đang xem:  9
Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo

Đăng ngày: 23/08/2021 11:20
Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo
Chữa Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo ở xuân trường
    Viêm tai giữa và viêm tai trong là những vấn đề về tai thường gặp trên chó mèo.

Viêm tai giữa và viêm tai trong là những vấn đề về tai thường gặp trên chó mèo. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm khuẩn. Nếu cún/mèo nhà bạn từng bị ghẻ tai một thời gian dài, hoặc có khối u trong tai, hoặc có ngoại vật lọt vào tai (hạt cỏ, côn trùng…) đều có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Chó có đôi tai dài và cụp rũ thường dễ bị viêm tai giữa/trong như Cocker Spaniel, Basset Hound, Bloodhound, Labrador Retriever, Springer Spaniel… Ngoài ra, cún/ mèo bị viêm tai giữa/trong có thể do sự bất thường trong cấu trúc tai hoặc có sự mất cân bằng miễn dịch, hoặc màng nhĩ bị tổn thương nên vi khuẩn có thể di chuyển xuống tai giữa/ tai trong. Việc làm sạch quá thô bạo khi thú bị viêm tai ngoài cũng là một tác nhân dẫn đến viêm tai sâu hơn.

Các dấu hiệu viêm tai giữa/trong tùy thuốc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ nhiễm trùng. Một số thú không có dấu hiệu bên ngoài. Một số có biểu hiện nhai miễn cưỡng, đau khi mở miệng, lắc đầu, vuốt tai, nghiêng đầu, mất thăng bằng, giảm thính lực. Ngoài ra, thú còn có các biểu hiện khác chỉ thích nằm; tai sưng đỏ, tiết dịch và có mùi hôi; nôn và buồn nôn, chảy nước bọt ở một bên miệng, kéo mí mắt thứ ba…

Viêm tai giữa/trong là một bệnh khá nghiêm trọng. Nếu cún/ mèo nhà bạn bị nôn hoặc không ăn được, bé cần được truyền dịch để tránh mất nước và kiểm soát nôn. Điều trị đúng nguyên nhân là rất quan trọng. BSTY sẽ kê toa các loại thuốc thích hợp, kháng sinh nếu viêm do vi khuẩn hoặc kháng nấm nếu nguyên nhân do vi nấm. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6-8 tuần nên rất cần sự hợp tác tốt từ chủ nuôi. Nếu thú bị mất thăng bằng, bạn nên hạn chế cho bé vận động, đặc biệt là đi cầu thang, và việc dùng tay cho ăn sẽ hạn chế gây buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, thú có thể được phẫu thuật.

Nghiêm trọng là thế nhưng bạn có thể dễ dàng phòng ngừa viêm tai giữa/trong bằng các biện pháp đơn giản: Vệ sinh tai sao cho đúng cách?, phòng ngừa ghẻ tai, điều trị ngay khi có các triệu chứng Viêm tai ngoài trên chó mèo, hợp tác tốt với BSTY trong liệu trình điều trị. Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm lý do để giữ tai các bé nhà mình luôn sạch, luôn thơm, luôn khỏe mạnh nhé! Cùng phòng khám thú y xuân trường chăm sóc thú cưng của bạn!

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Phòng khám thú y xuân trường
Thương mại điện tử
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Tin mới đăng
Cần làm gì khi cún bị chảy máu cam Cần làm gì khi cún bị chảy máu cam
Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo Viêm tai giữa/ tai trong trên chó mèo
Dịch vụ chăm sóc răng miệng Dịch vụ chăm sóc răng miệng
Dịch Vụ Mổ Đẻ Dịch Vụ Mổ Đẻ
Dịch Vụ Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh Dịch Vụ Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh
Dịch Vụ Phẫu thuật Dịch Vụ Phẫu thuật
Dịch Vụ Khám và điều trị Dịch Vụ Khám và điều trị
Dịch vụ Tiêm phòng, tẩy giun, ve rận Dịch vụ Tiêm phòng, tẩy giun, ve rận